
Thời gian vệ sinh máy lạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Bước 1: Bật máy kiểm tra thử
Bước này giúp kỹ thuật viên báo cho khách hàng về tình trạng máy lạnh trước khi vệ sinh.
Bước 2: Tắt nguồn điện
Trong quá trình vệ sinh, nước có thể chảy vào bo mạch, nên việc tắt nguồn điện là bắt buộc để đảm bảo an toàn.
Bước 3: Tháo vỏ dàn lạnh và vệ sinh
Bước này tưởng đơn giản nhưng đòi hỏi kỹ thuật viên phải có kinh nghiệm để tránh làm gãy các lá nhôm của dàn lạnh, gây ra tiếng ồn khi máy hoạt động sau này. Sau khi tháo, kỹ thuật viên dùng xà phòng vệ sinh, đảm bảo vỏ dàn lạnh sạch sẽ.
Bước 4: Trùm bạt vệ sinh lên dàn lạnh
Kỹ thuật viên sử dụng bạt chuyên dụng bao trùm dàn lạnh để ngăn nước chảy ra sàn nhà. Mỗi loại dàn lạnh cần loại bạt phù hợp, và nếu kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm, bạt có thể bị tuột, gây tràn nước.
Bước 5: Vệ sinh dàn coil của dàn lạnh
Kỹ thuật viên xịt nước từ trên xuống dưới để vệ sinh sạch hoàn toàn dàn coil, đặc biệt là phần phía sau, cần dùng vòi xịt chuyên dụng. Tiếp theo, xịt quạt ly tâm – nơi bám nhiều bụi, nếu không vệ sinh sẽ gây tiếng ồn khó chịu. Cuối cùng, vệ sinh ống thoát nước bằng thiết bị chuyên dụng, vì đây thường là nguyên nhân gây chảy nước.
Bước 6: Lắp lại dàn lạnh và lau khô
Dùng khăn lau sạch xung quanh dàn lạnh và khu vực lân cận, đảm bảo dàn lạnh ở trạng thái tốt nhất khi bàn giao cho khách hàng.
Bước 7: Vệ sinh dàn nóng
Dàn nóng đặt ngoài trời thường bám nhiều bụi, cần vệ sinh cẩn thận để đảm bảo không khí trao đổi hiệu quả. Với máy lạnh công nghệ inverter, kỹ thuật viên cần có kinh nghiệm để tránh nước chảy vào bo mạch, gây chập cháy.
Bước 8: Chạy thử và bàn giao cho khách hàng
Bật nguồn điện, chạy thử máy ở nhiệt độ thấp nhất để kiểm tra độ lạnh trước khi bàn giao. Kỹ thuật viên giải đáp thắc mắc của khách hàng một cách nhiệt tình, vui vẻ, đồng thời hướng dẫn sử dụng máy lạnh đúng cách để đảm bảo độ bền.